Like us on Fanpage: Hành Tỏi Quê Ông Duệ

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Những ai không nên ăn tỏi?

Tỏi đã trở thành gia vị phổ biến của hấu hết các quốc gia trên thế giới, và cũng có mặt trong rất nhiều vị thuốc quý theo kinh nghiệm của nhiều vùng miền. Tuy nhiên có một vài trường hợp, người đang mắc những bệnh sau nên hạn chế việc dùng tỏi quá nhiều:
Những lưu ý khi ăn tỏi
Những lưu ý khi ăn tỏi

Bnh gan
Với những bệnh nhân viêm gan, tỏi không hề có tác dụng trị bệnh, trái lại, một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn. Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.
Tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy đồng nghĩa đường ruột bị vi khuẩn xâm nhập và bạn không nên ăn tỏi sống vì sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.
Các bệnh về mắt
Những người gặp phải những rắc rối về mắt như chứng bệnh glucoma, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc cũng nên hạn chế ăn tỏi. Theo kinh nghiệm dân gian và một số sách y học của người Trung Quốc, việc ăn nhiều tỏi trong thời gian dài lúc đang bị bệnh chính là nguyên nhân gây các bệnh tật và tổn thương gan. Chính vì thế, trong thời điểm điều trị, bạn không nên ăn tỏi, thay vào đó hãy bổ sung những thực phẩm có lợi cho mắt vào trong chế độ ăn uống như gan, thịt nạc, trứng, cà rốt, cà chua.
Tuy nhiên, Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, một lượng tỏi hợp lý 1-2 nhánh/ngày là hoàn toàn vô hại và có lợi cho sức khỏe. Chúng ta nên để tỏi băm ở ngoài không khí khoảng 15’ để chất  allyl sulfur  có thể được tạo ra, một vi chất rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt  là giảm mỡ máu và hạ huyết áp.

Nguồn: Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét