Like us on Fanpage: Hành Tỏi Quê Ông Duệ

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Bạn nên lưu ý gì khi pha nước chấm ngon?

 Trong bài này, Hành Tỏi Quê Ông Duệ xin chia sẻ một vài lưu ý để pha nước chấm đạt yêu cầu cảm quan:
1.    Không áp dụng một ông thức pha nước chấm cho tất cả các loại gia vị: Tỉ lệ này có thể điều chỉnh tuỳ theo khẩu vị và loại nước mắm, dấm cụ thể mà bạn dùng vì độ mặn, chua của các loại nước mắm, dấm không giống nhau. Ví dụ như nước mắm nhiều đường như Nam Ngư hay Chinsu sẽ khác rất nhiều như mắm chắt, hay mắm nhiều đạm.
2.    Cho tỏi + ớt vào quá sớm làm hai bạn này no nước không nổi lên trên được. Thêm một lý do nữa, cho tỏi ớt vào quá sớm khiến người làm bị lẫn vị, khó điều chỉnh độ chua ngọt mặn hợp lý. Cách được nhiều bà nội trợ truyền tai nhau là băm tỏi( nên để ngoài không khí 15’ sau khi băm) + ớt: cho vào cối dã nát. Tỏi vắt them một chút chanh sẽ làm giảm vị hăng nồng, và cũng làm tỏi nổi trên mặt nước, trông hấp dẫn hơn.
nước chấm phù hợp cho từng món ăn
Bạn chọn nước chấm nào cho món ăn của mình?

3.    Chỉ thích cho chanh vào bát nước chấm: thay vì chỉ dùng chanh thì hãy bớt một chút chanh và thay bằng một chút giấm ta thì sẽ ngon tuyệt. Một chút thôi để không hắt mùi giấm. lí do vị chua của chanh thì nó thanh và thơm dịu, còn vị chua của giấm thì có độ trầm hơn.
4.    Một số loại gia vị dùng để phối hợp làm nước chấm cần phải sơ chế sạch, ngâm giấm hoặc nước sôi để nguội trước khi pha ít nhất là 15 phút, thí dụ: lá chanh thái chỉ, gừng thái chỉ xong ngâm nước lọc; tỏi, ớt băm nhỏ ngâm giấm...
5.    Tùy theo yêu cầu cảm quan của từng món ăn mà xác định mùi vị của từng loại nước chấm cho phù hợp, thí dụ: cùng một loại nước chấm chua-cay-mặn-ngọt được pha bằng: giấm +đường+tỏi+ớt+nước mắm, nhưng nếu dùng để ăn bún nem- bún chả thì vị của nước chấm cân đối nhưng không gắt quá mà chỉ chua dịu, hơi ngọt, không mặn quá. Nếu vẫn là loại nước chấm này mà đánh với bột đao làm sốt chua ngọt để chấm các món bao bột thì khi pha phải cho nổi vị hơn so với loại trên, sau khi đun chín lên vị sẽ là vừa.
6.    Đa số các loại nước chấm gốc (chưa pha chế gì) như nước mắm, tương đều có vị mặn. Khi muốn pha loãng cho nhạt bớt phải tùy từng loại mà chọn cách pha cho phù hợp, thí dụ: nước mắm mặn có thể pha thêm nước sôi để nguội: tương mặn nếu muốn pha thêm nên cho nước vào rồi đun sôi, sau đó nếu bị loãng có thể rắc thêm một chút thính gạo rang hoặc thính đậu tương (có bán tại các hàng bán nem chạo) .
7.    Phải coi nước chấm là thành phần quan trọng như món ăn để chuẩn bị nguyên liệu và thời gian pha chế cho phù hợp. Một số món ăn thời gian làm chín nhanh, lại cần phải ăn nóng, vì vậy có thể pha nước chấm xong mới làm chín thức ăn (thí dụ như nướng chả, rán cá...).
8.    Mỗi món ăn có một loại nước chấm riêng, thứ tự pha cũng khác nhau….

ở chia sẻ tiếp theo Hành Tỏi Quê Ông Duệ xin chỉa sẻ về một số loại nước chấm đặc biệt. Nếu có thêm những lưu ý khi pha nước chấm ngon mà chưa được đề cập ở đây, em rất mong nhận được chia sẻ của mọi người ở phần Comment. J

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét